Giỏ hàng
No products in the cart.

Những cách xử lí khi bị tụt huyết áp bạn cần biết để áp dụng

5/5 - (16 bình chọn)

Bạn có hay bị tụt huyết áp hoặc có người thân thường xuyên dễ bị tụt huyết áp? Đừng lo lắng quá nha! Đọc bài viết dưới đây của GOM TẤT để biét ngay những cách xử lí khi bị tụt huyết áp để áp dụng nhé!

Nào, hãy cùng theo dõi nha!

Tụt huyết áp
Tụt huyết áp

Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới mức bình thường, được xác định là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) giảm thấp hơn 90mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) thấp hơn 60 mmHg.

Huyết áp của bạn giảm càng thấp và càng nhanh thì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây ra bởi nó càng lớn và nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác cũng tăng cao.

Nguyên nhân dẫn đến việc tụt huyết áp

Hạ huyết áp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân có thể là ngẫu nhiên và thường không đáng lo ngại, trong khi đó một số nguyên nhân khác lại có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể, chẳng hạn như: thiếu dinh dưỡng (sắt, vitamin B12,…), hạ huyết áp do tư thế nằm, ngồi sai, bệnh về thần kinh, bệnh về tim, tác dụng phụ của thuốc gây tụt huyết áp, do mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, sốc phản vệ, phản ứng dị ứng,…

tut huyet ap khi mang thai xu sao bau oi 2
Tụt huyết áp khi mang thai

Cách để nhận biết dấu hiệu tụt huyết áp

Người bị hạ huyết áp sẽ có những biểu hiện như:

  • Đột nhiên hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, đứng không vững.
  • Mờ mắt
  • Cảm thấy mệt mỏi, tay chân bủn rủn
  • Da tái nhợt, tay chân lạnh
  • Ngất xỉu

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như sốt, phát ban, nôn, đau ngực, khó thở, tim đập không đều.

Nếu vướng phải những triệu chứng này, bạn cần phải nhanh chóng điều trị vì tụt huyết áp thường xuyên và lâu ngày sẽ khiến bênh trở nên nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Những cách xử lí khi bị tụt huyết áp

1.Sử dụng các loại thực phẩm giúp tăng huyết áp

Các loại thực phẩm sau đây có thể giúp bạn tăng huyết áp một cách nhanh chóng:

  • Muối: Muối có chứa hàm lượng natri cao giúp tăng huyết áp một cách hiệu quả. Khi bị tụt huyết áp, bạn có thể dùng một nhúm muối pha vào nước để uống hoặc ăn một món ăn mặn sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng.
  • Nho khô: Nho khô có tác dụng hỗ trợ tuyến thượng thận hoạt động tốt hơn, từ đó giúp tăng huyết áp nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, hãy chuẩn bị một túi nho khô bên cạnh mình và ăn nó khi có biểu hiện của bệnh sẽ giúp tăng huyết áp trở lại.
  • Cà phê: Cà phê có chứa nhiều cafein – chất giúp tăng huyết áp nhanh chóng. Do đó, sử dụng cà phê (tốt nhất là cà phê đen) sẽ là biện pháp giúp tăng nhanh huyết áp tạm thời khi bạn bị tụt huyết áp.
  • Trà gừng: Trà gừng có tính ấm, vị cay, có khả năng hỗ trợ lưu thông máu, giảm nhẹ những ảnh hưởng khi bị tụt huyết áp đồng thời ngăn ngừa những biến chứng khác có thể xảy ra đối với sức khỏe. Người bị tụt huyết áp nên uống một tách trà gừng nhỏ hoặc pha một cốc nước ấm và thêm một vài lát gừng mỏng sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
  • Socola: Đối với những người bị tụt huyết áp, hàm lượng flavonoid cao trong socola (đặc biệt là socola đen) sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu, tăng cường hệ tuần hoàn và ổn định huyết áp. Vì vậy, nếu bạn hay bị hạ huyết áp đột ngột, hãy dự phòng trong túi của mình một vài thanh socola để có thể ăn ngay khi có các biểu hiện của bệnh.
  • Nước lọc: Nếu bạn không có sẵn các thực phẩm kể trên, uống nước lọc sẽ là phương pháp giúp tăng huyết áp tạm thời nhanh chóng, đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. Hãy uống 2 cốc nước, khoảng 480ml, bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

2.Thay đổi tư thế

Khi nhận thấy có dấu hiệu của hạ huyết áp, việc bạn cần làm ngay là giữ bản thân thật bình tĩnh, tránh lo lắng, kích động và nhanh chóng tìm một nơi yên tĩnh, thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó, tùy vào vị trí, bạn hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, giữ đầu hơi thấp, hai chân nâng cao hơn vị trí tim để máu dễ lưu thông.

3.Sử dụng thuốc khi có chỉ định của Bác sĩ

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị hạ huyết áp và được bác sĩ kê đơn cho sử dụng các loại thuốc giúp tăng huyết áp, bạn có thể dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng của tụt huyết áp một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây tụt huyết áp của bạn là do bệnh mạn tính khác trong cơ thể, bạn cũng cần sử dụng thuốc điều trị các bệnh mạn tính đó khi bị tụt huyết áp.

Sau khi đã nghỉ ngơi và cảm thấy tạm ổn định, bạn có thể cử động tay chân và ngồi dậy từ từ để thực hiện tiếp các hoạt động hàng ngày, tránh thay đổi tư thế đột ngột có thể gây tụt huyết áp tái phát, đặc biệt là khi bạn bị tụt huyết áp do tư thế.

 

Trên đây là những thông tin về bệnh tụt huyết áp và những cách xử lí khi bị tụt huyết áp bạn cần biết để áp dụng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

Hãy vào trang chủ của GOM để xem thêm nhiều bài viết hay và hữu ích nha.

Chúc bạn 1 ngày tốt lành!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận báo giá sỉ

Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới, bảng báo giá sẽ được gửi tự động về email của bạn hoặc chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn ngay lập tức.