Giỏ hàng
No products in the cart.

13 lí do khiến việc khởi nghiệp thất bại

4.2/5 - (12 bình chọn)

Dù bạn có thích ăn KFC hay không, câu chuyện về cuộc đời của Đại tá Harland Sanders – người sáng lập của KFC thực sự đáng kinh ngạc. Khởi nghiệp ở tuổi 65 thất bại, bị đuổi việc 4 lần, 1009 lần bị từ chối và bị hụt hẫng, trở thành tỉ phú ở tuổi 88. Thực tế có rất nhiều trường hợp như vị tỷ phú này, họ đã khởi nghiệp thất bại rất nhiều lần và vực dậy rất nhiều lần sau những lần thất bại ấy. Vậy điều gì đã dẫn đến việc khởi nghiệp bị thất bại? Hãy cùng GOM TẤT tìm hiểu những lí do khiến việc khởi nghiệp thất bại nhé!

Khởi nghiệp thất bại
Khởi nghiệp thất bại

10 lí do khiến việc khởi nghiệp thất bại

Bất cứ ai nghĩ rằng việc khởi nghiệp là để được nhìn nhận như một nhà khởi nghiệp thì ngay từ đầu đã không bao giờ là một nhà khởi nghiệp. Bạn có một ý tưởng kinh doanh, cho dù nó thông minh, độc đáo và hấp dẫn đến thế nào thì vẫn chưa đủ. Khác biệt giữa thành công và thất bại ít quan hệ đến ý tưởng mà liên quan nhiều đến những con người mang ý tưởng đó vào cuộc sống.

Sau đây là 10 lí do khiến việc khởi nghiệp thất bại mà bạn cần biết để tránh:

1.Sản phẩm tuyệt vời nhưng không đúng theo nhu cầu của thị trường

Nguyên nhân chính dẫn tới thất bại chính là các công ty khởi nghiệp chăm chăm tìm các vấn đề thú vị để giải quyết theo suy nghĩ chủ quan của mình mà bỏ qua nhu cầu thực tế của thị trường. Kết quả là, dù sản phẩm có đem đến những công nghệ tuyệt vời, được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo có tên tuổi nhưng vẫn không có khách hàng nào sử dụng sản phẩm công ty đưa ra, đơn giản là vì họ không cần dẫn đến việc khởi nghiệp thất bại. Hãy nhớ: “Bác sĩ cần bệnh nhân hơn là cần một văn phòng đẹp.”

2.Thiếu mô hình kinh doanh

Các nhà khởi nghiệp thất bại đều đồng ý rằng mô hình kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Việc thiếu mô hình kinh doanh khiến công ty khổ sở với việc tiếp tục ở lại gắn bó với một kênh kiếm tiền duy nhất hay loay hoay tìm cách mở rộng kênh kiếm tiền. Trong khi đó, các nhà đầu tư thì do dự, còn các nhà sáng lập thì chưa thể chuyển hoá người dùng thành doanh thu.

3.Cạn vốn

S8
Không còn vốn để khởi nghiệp

Tiền bạc và thời gian là hai thứ có hạn và bắt buộc phải được phân bổ khôn ngoan. Làm thế nào để tiêu tiền hiệu quả thường xuyên là một câu hỏi hóc búa và nguyên nhân dẫn tới thất bại của công ty khởi nghiệp.

4.Giá cả/ Chi phí

Khó khăn lớn nhất của việc định giá một sản phẩm chính là xác định mức giá không quá cao hoặc quá thấp để thu lợi trên bối cảnh chi phí cụ thể của một công ty. Các thang bậc giá đưa ra không phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng chỉ khiến người dùng trở nên thận trọng hơn trong việc sử dụng sản phẩm, thậm chí có thể khiến người dùng quay lưng lại với sản phẩm.

5.Thụt lùi so với đối thủ

Một khi ý tưởng khởi nghiệp trở thành đề tài nóng hổi và trở thành một nhu cầu của thị trường, thì ngay lập tức có hàng loạt ứng viên tiềm năng tham gia vào cuộc đua. Dù được khuyên là quan tâm tới cạnh tranh từ các giai đoạn sớm là không lành mạnh cho công ty khởi nghiệp, nhưng việc cố tình lờ đi các đối thủ cạnh tranh trong trường hợp này lại chính là công thức đưa tới thất bại.

6.Sản phẩm tệ

Việc tệ hại nhất là công ty bỏ qua nhu cầu và mong muốn của người dùng vô tình hay cố ý. Một điều hiển nhiên là với sản phẩm làm ra, khi ngay cả chính những người tạo ra nó còn không cảm thấy thân thiện khi sử dụng, người dùng chắc chắn sẽ không sử dụng được.

7.Tiếp thị yếu kém

ky nang 12 15412153516511230904251
Tiếp thị yếu kém

Nắm bắt tâm lý người dùng mục tiêu, gây sự chú ý cho người dùng mục tiêu, biến người dùng mục tiêu thành người dùng tiềm năng và người dùng thực sự là những kỹ năng sống còn của một công ty thành công. Kỹ năng tiếp thị hạn chế thường bắt gặp ở những nhà sáng lập thích việc lập trình xây dựng sản phẩm hơn là việc quảng bá sản phẩm.

8.Thiếu linh hoạt và không tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng

S16
Thiếu linh hoạt và không tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng cũng khiến việc khởi nghiệp thất bại

Bỏ mặc người dùng là một việc làm hoàn toàn đúng đắn nếu doanh nghiệp muốn thất bại. Tự mình đào một đường hầm rồi đi xuyên qua và bỏ ngoài tai ý kiến của người khác lúc nào cũng dễ hơn là lắng nghe nhiều ý kiến.

Tuy nhiên đây lại là sai lầm tai hại dẫn tới thất bại. Dành thời gian đáng kể để xây dựng sản phẩm công ty cho là tốt nhưng lại bỏ quên việc thu thập ý kiến của người dùng cho sản phẩm, nhiều công ty đang quên mất đối tượng phục vụ cuối cùng là người dùng và sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của người dùng

9.Đưa sản phẩm ra thị trường sai thời điểm

Nếu công ty đưa sản phẩm ra thị trường quá sớm và gây ấn tượng xấu, người dùng đánh giá tệ về sản phẩm, công ty khó có thể kéo những người dùng này lại vì ấn tượng tiêu cực ban đầu. Ngược lại, nếu đưa sản phẩm ra thị trường chậm, công ty có thể đánh mất cơ hội thị trường.

10.Bất đồng ý kiến nội bộ/ nhà đầu tư

shutterstock 1770926639
Bất đồng ý kiến nội bộ/ nhà đầu tư

Bất đồng ý kiến nội bộ giữa các nhà sáng lập là một vấn đề tai hại của các công ty khởi nghiệp thất bại. Nhưng bất đồng ý kiến thậm chí còn tệ hại hơn nếu có nhà đầu tư chen vào, mọi việc diễn biến xấu đi nhanh hơn nhiều.

Các nhà đầu tư tham gia, nếu không tỉnh táo khi đặt bút ký cam kết, công ty sẽ mất dần sự kiểm soát. Khi có bất đồng giữa những nhà sáng lập gốc và những nhà đầu tư, giải pháp thông thường của các nhà đầu tư là sẽ tìm người điều hành từ bên ngoài (thường do nhà đầu tư đề nghị). Chiến lược của người điều hành mới nếu đi ngược với chiến lược của công ty và nguy hại tới tầm nhìn của công ty thì sẽ là bước đầu tiên đặt dấu chấm hết cho công ty.

11.Không biết tận dụng các mối quan hệ

shutterstock 450524086
Không biết tận dụng các mối quan hệ cũng khiến việc khởi nghiệp của bạn thất bại

Một sai lầm thường gặp ở các công ty khởi nghiệp là luôn cố gắng tự mình làm mọi thứ và hiểu mọi thứ thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu công ty khởi nghiệp có các mối quan hệ với các nhà đầu tư hoặc các nhà cố vấn, các công ty phải tận dụng các mối quan hệ này, hỏi thẳng xin trợ giúp và để họ tham gia vào ngay từ đầu.

12.Các vấn đề về pháp lý

Đôi khi chỉ từ một ý tưởng đơn giản ban đầu, công ty khởi nghiệp phát triển và tiến hoá nó thành một hệ thống phức tạp có liên quan tới các quy định pháp lý. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc đóng cửa công ty ngay lập tức

13.Thay đổi chiến lược thất bại

s15
Thay đổi chiến lược thất bại

Thay đổi chiến lược có thể xoay chuyển tình thế hoặc là sự khởi đầu cho sai lầm tiếp theo. Thay đổi chiến lược để cho có thay đổi là vô tác dụng. Thay đổi phải được tính toán kỹ lưỡng, các thay đổi về mô hình kinh doanh được tiến hành, các giả thuyết được kiểm chứng, kết quả được tổng hợp và đo lường. Không có các bước này, công ty sẽ không học được gì từ việc thay đổi chiến lược.

Trên đây là những lí do khiến việc khởi nghiệp thất bại. Để tìm hiểu kĩ hơn những nội dung có liên quan đến chủ đề khởi nghiệp và kinh doanh, bạn có thể vào trang chủ của GOM TẤT để tìm kiếm. Hy vọng những thông tin mà GOM TẤT cung cáp sẽ giúp ích cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận báo giá sỉ

Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới, bảng báo giá sẽ được gửi tự động về email của bạn hoặc chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn ngay lập tức.