Chúng ta ai cũng đã từng được tham gia lễ hội, được chứng kiến các nghi thức, các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Vậy các bạn đã hiểu được khái niệm “Lễ hội” là gì chưa? Và các bạn đã được tham gia những lễ hội nào rồi?
Nếu các bạn chưa hiểu hết nghĩa của từ “Lễ hội” thì hãy để GOM TẤT làm rõ thêm cho các bạn thông qua bài viết dưới đây nha!
Lễ hội là gì?
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Những lễ hội phổ biến tại Việt Nam
Một số lễ hội phổ biến ở Việt Nam
Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội này được diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10/3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức vô cùng trịnh trọng vào ngày chính hội 10/3. Đại diện nhà nước cũng góp mặt trong ngày lễ này.
Việc dâng hâng sẽ mở đầu ngày lễ tại đền Thượng – nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất.
Đồ tế lễ bao gồm mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dày,… những vật tế này nhằm nhác lại sự tích Lang Liêu và đồng thời nhác nhở công đức các vua Hùng có công dựng nước, dạy dân trồng lúa của ngày xưa.
Bên cạnh đó, trong lễ rước có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu,…của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ tích,…

Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. Lễ hội Đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam.
Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Lễ hội Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm làm cho bản sắc văn hóa nước ta thêm phong phú và đa dạng.
Mỗi năm vào mồng 5/5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan dương).
Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa, còn dương là mặt trời, dương khí, Đoan dương nghĩa là bắt đầu khi dương khí đang thịnh.
Không riêng gì ở Việt Nam hay Trung Quốc mà nhiều nước ở Châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ.

Thực chất, Tết Đoan Ngọ là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ một truyền thuyết, truyền thuyết kể rằng sau một vụ mùa, nông dân ăn mừng vì được mùa nhưng sau đó sâu bọ lại kéo đến ăn mất cây trái, số lương thực, thực phẩm thu hoạch được đã mất trắng toàn bộ.
Nông dân vô cùng đau đầu không biết làm sao để giải quyết được nạn sâu bọ này thì bỗng có một ông lão xuất hiện và tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho mỗi nhà dân lập đàn cúng đơn giản, đàn cúng bao gồm bánh tro, trái cây, sau đó mỗi nhà ra đứng trước sân nhà mình vận động thể dục.
Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, bọn sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Ông lão căn dặn thêm: Năm sau bọn chúng sẽ lại càng hung hăng hơn, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng vô cùng biết ơn ông nhưng lúc đó ông lão đã đi mất.
Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương hay còn gọi là Trẩy hội chùa Hương, là một lễ hội nổi tiếng của Việt Nam, lễ hội này được tổ chức ở Mỹ Đức, Hà Nội.
Trong lễ hội có số lượng lớn phật tử tham gia hành hương với hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành để dâng lên Người những lời cầu nguyện, những nén tâm hương và thả hồn vào thiên nhiên ở vùng núi còn in dấu ấn Phật.
Không giống những ngôi chùa khác, chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo.
Chùa nằm ở vùng núi đá gồ ghề bên cạnh những dòng suối. Khách tham quan không những bị hấp dẫn với vẻ đẹp bên ngoài chùa mà còn bị hấp dẫn bên trong chùa, đặc biệt là vẻ đẹp sâu lắng của những hang động.
Khách tham quan luôn thích thú khi được ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, nhìn sông ngắm núi đẹp như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.
Trên đây là những thông tin về khái niệm Lễ Hội cũng như những lễ hội phổ biến tại Việt Nam mà GOM TẤT thu thập được.
Hãy vào trang chủ của GOM để xem thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!
Chúc các bạn một ngày tốt lành!