Áp lực học tập đang là vấn đề tâm lí phổ biến của giới trẻ ngày nay. Nó có thể xuất phát từ gia đình, bạn bè và chuyện học hành ở trường gây ra sự căng thẳng cho các bạn trẻ.
Hãy cùng GOM TẤT tìm hiểu thêm về Áp lực học tập là gì? Nguyên nhân và cách giảm bớt áp lực trong học tập nhé!

Áp lực học tập là gì?
Áp lực học tập là những áp lực xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Đây có thể là việc học quá sức so với sức khỏe của bạn, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân
Áp lực học tập có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
Áp lực từ phía gia đình

Các bậc làm cha làm mẹ lúc nào cũng muốn con cái của mình thật tài giỏi, muốn con luôn phải hơn bạn hơn bè, họ đặt thật nhiều sự kỳ vọng của mình lên người con cái. Thế nhưng sự kỳ vọng quá lớn ấy sẽ vô tình trở thành gánh nặng của con trẻ, khiến trẻ cảm thấy áp lực.
Có những bậc cha mẹ đặt kỳ vọng vào con quá nhiều, để rồi khi con không đáp ứng được những kỳ vọng ấy thì lại quay ra trách mánh con đủ điều khiến con trẻ đã áp lực càng thêm áp lực.
Bên cạnh đó nhiều bậc cha mẹ thậm chí còn so sánh con mình với con người khác khiến con trẻ càng thêm áp lực, tự ti và dần sẽ trở nên stress trầm trọng.
Áp lực từ chương trình học
Xã hội phát triển, để có thể bắt kịp nhịp sống thì ngay từ lúc này, chương trình giảng dạy cũng như học tập cũng phải được nâng cao để trẻ tiếp thu rồi sau này tiếp tục phát triển xã hội.
Những kiến thức ở trường lớp có thể nói là ngày càng đa dạng, chất chồng thành núi khiến trẻ cảm thấy ngán ngẫm và bất lực.
Áp lực điểm số

Áp lực điểm số đang là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ cảm thấy stress và chán nản dẫn đến việc giảm hứng thú khi học tập.
Một đứa trẻ khi bị điểm thấp đa phần chúng sẽ thấy buồn, cảm thấy có lỗi với ba mẹ, có lỗi với lớp, vì thành tích của bản thân không tốt nên cả lớp cũng bị đánh giá thấp theo. Mỗi học sinh sẽ tự thấy bản thân có lỗi, bản thân chưa đủ giỏi và áp lực học tập ngày càng lớn.
Áp lực từ phía bạn bè cùng lớp
Các bạn học sinh luôn bị so sánh về điểm số, kết quả thi với các bạn bè cùng lớp. Điều đó vô tình tạo ra cho các em thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè, không tin vào năng lực của bản thân. Từ đó gây ra áp lực học tập ngày càng nặng.
Hậu quả từ việc áp lực học tập

Áp lực học tập lớn để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho con trẻ:
- Mất hứng thú học tập
- Căng thẳng dẫn đến trầm cảm
- Kết quả học tập đạt được không cao
Cách giảm bớt áp lực trong học tập
Hãy chia sẻ những khó khăn trong học tập cùng ba mẹ, bạn bè hoặc thầy cô
Việc chia sẻ những khó khăn trong học tập có thể giúp trẻ cảm thấy bớt căng thẳng, có đôi khi trẻ sẽ không tự nói với chúng ta, nhưng đứng ở cương vị là cha là mẹ, là thầy cô hay có thể là bạn, hãy chủ động hỏi han và chia sẻ với trẻ, chỉ dẫn cho trẻ khi trẻ gặp phải khó khăn trong học tập.
Điều này sẽ khiến trẻ không cảm thấy căng thăng nữa, sẽ thoải mái hơn và quá trình học tập cũng hiệu quả hơn.
Thiết lập thời gian hợp lý

Có một thời gian biểu hợp lý sẽ giúp cho bạn có thể chủ động trong công việc và học tập. Bạn có thể tránh được việc dồn kiến thức và có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Nghĩ thoáng hơn về điểm số
Hãy nhớ rằng điểm số không phải là tất cả, nó không quyết định được tương lai bạn sẽ như thế nào.
Chỉ khi bạn nghĩ thoáng đi, bớt quan trọng hóa vấn đề điểm số lại thì bạn mới có thể thoát khỏi những áp lực mà điểm số mang lại.
Giải trí sau khoảng thời gian học tập trong ngày

Sau khoảng 1 đến 2 tiếng ngồi học miệt mài trên bài, bạn có thể bỏ bút xuống, đứng dậy và tập vài động tác thể dục cơ bản để giãn gân cốt, hoặc có thể nghe một bản nhạc, uống một ly trà để thư giãn đầu óc.
Cách này rất có hiệu quả cho việc giảm áp lực học tập đấy! Nhớ thử nha!
Trên đây là những thông tin về áp lực học tập, nguyên nhân và cách giảm bớt áp lực trong học tập mà GOM TẤT muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho cuộc sống cũng như cho việc học tập của bạn hơn.
Hãy vào trang chủ của GOM để xem thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!
Chúc các nàng có một ngày tốt lành!